Binh lực và ý đồ tác chiến của các bên Trận_chiến_Đông_Solomon

Quân đội Nhật Bản

Một đoàn tàu hộ tống tiến về Guadalcanal với 1.411 lính Nhật thuộc bộ phận còn lại của trung đoàn "Ichiki" và khoảng vài trăm lính xung kích của hải quân từ Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt Hải quân Yokosuka số 5 được vận chuyển bằng 3 tàu chở quân chậm chạp xuất phát tại căn cứ Truk (Chuuk) vào ngày 16 tháng 8.[f][14] Các tàu này được bảo vệ bởi tuần dương hạm hạng nhẹ Jintsū, 8 khu trục hạm và 4 tàu tuần tra, do Chuẩn Đô đốc Tanaka Raizo chỉ huy (kì hạm là chiếc Jintsū).[g][15] Cũng xuất phát từ Rabaul để bảo vệ đoàn hộ tống là Đệ Bát Hạm đội của phó đô đốc Gunichi Mikawa[16] bao gồm các tuần dương hạm đã đánh bại lực lượng hải quân Đồng Minh trong trận đảo Savo. Tanaka dự tính sẽ đổ bộ toàn bộ số quân này lên Guadalcanal vào ngày 24 tháng 8.[17]

Phó đô đốc Nhật Bản Nagumo Chuichi

Ngày 21 tháng 8, phần còn lại của lực lượng hải quân tham gia chiến dịch Ka đã khởi hành từ Truk tiến về nam Solomon. Các chiến hạm này được chia thành 3 bộ phận: Lực lượng đột kích gồm 3 hàng không mẫu hạm Shōkaku, ZuikakuRyūjō (hạng nhẹ) được yểm trợ bởi 1 tuần dương hạm hạng nặng và 8 khu trục hạm, do Phó Đô đốc Nagumo Chuichi chỉ huy trên chiếc Shōkaku; "Lực lượng Tiên phong" bao gồm 2 thiết giáp hạm, 3 tuần dương hạm hạng nặng, 1 tuần dương hạm hạng nhẹ và 3 khu trục hạm chỉ huy bởi Chuẩn Đô đốc Hiroaki Abe; lực lượng còn lại bao gồm 5 tuần dương hạm hạng nặng, 1 tuần dương hạm hạng nhẹ, 6 khu trục hạm và một tàu chở thủy phi cơ (Chitose) chỉ huy bởi Phó Đô đốc Nobutake Kondo.[18] Ngoài ra, còn có khoảng 100 phi cơ của hải quân tại Rabaul và các hòn đảo kế cận sẵn sàng để yểm trợ.[19] Lực lượng đột kích của Nagumo bố trí phía sau hai lực lượng còn lại để dễ dàng che giấu trước các máy bay trinh sát của Hoa Kỳ.[20]

Theo kế hoạch Ka, một khi các mẫu hạm Hoa Kỳ bị phát hiện bởi các máy bay trinh sát hoặc khi các chiến hạm Nhật bị tấn công, lực lượng mẫu hạm của Nagumo sẽ ngay lập tức mở đợt xuất kích tiêu diệt chúng. Khi các mẫu hạm Mỹ bị vô hiệu hóa hoặc bị đánh chìm, lực lượng còn lại của Abe và Kondo sẽ tiến đến tiêu diệt các chiến hạm còn lại của lực lượng hải quân Đồng Minh. Sau đó, toàn bộ các lực lượng hải quân Nhật sẽ vô hiệu hóa sân bay Henderson và yểm trợ cho lục quân Nhật chiếm lại Guadalcanal và Tulagi.[21]

Hải quân Hoa Kỳ

Phó đô đốc Hoa Kỳ Frank Jack Fletcher

Đáp trả lại một cuộc đụng độ không được dự báo trước giữa thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và quân Nhật tại Guadalcanal vào ngày 19–20 tháng 8, lực lượng đặc nhiệm hàng không mẫu hạm của Mỹ do Fletcher chỉ huy đã quay trở lại Guadalcanal từ vị trí 640 km (400 dặm) về phía nam vào ngày 21 tháng 8. Nhiệm vụ của các mẫu hạm Mỹ sẽ là yểm trợ cho lực lượng thủy quân lục chiến, bảo vệ sân bay Henderson và tấn công tiêu diệt lực lượng hải quân Nhật đến yểm trợ cho lính Nhật trên đảo Guadalcanal.[22]

Cả hai lực lượng hải quân của Đồng Minh và Nhật Bản tiếp tục tiến đến gần nhau hơn vào ngày 22 tháng 8. Mặc dù cả hai phía đều cho sử dụng máy bay trinh sát nhưng không bên nào phát hiện ra được nhau. Tuy nhiên, khi phía Nhật bị mất một máy bay trinh sát (bị máy bay từ chiếc Enterprise bắn hạ trước khi kịp gửi báo cáo bằng radio), họ đặc biệt nghi ngờ các mẫu hạm Mỹ đã có mặt trong khu vực.[23] Còn người Mỹ thì không hề biết gì về sự bố trí lực lượng và sức mạnh của các chiến hạm Nhật.[24][h]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_chiến_Đông_Solomon http://www.combinedfleet.com/chitosesp_t.htm http://www.combinedfleet.com/jintsu_t.htm http://books.google.com/books?id=xtaTS-POl-UC&prin... http://www.historyanimated.com/EasternSolomons.htm... http://www.navweaps.com/index_oob/OOB_WWII_Pacific... http://www.ww2db.com/battle_spec.php?battle_id=8 http://www.youtube.com/watch?v=kFXcnUtMT4A http://www-inst.eecs.berkeley.edu/~jgf/carrier/cv1... http://www.microworks.net/PACIFIC/battles/eastern_... http://www.cv6.org/1942/solomons/solomons.htm